Home Bé yêu Trẻ sơ sinh khóc đêm và những “tuyệt chiêu” giúp mẹ giải quyết

Trẻ sơ sinh khóc đêm và những “tuyệt chiêu” giúp mẹ giải quyết

by tranthang
Trẻ sơ sinh khóc đêm

Trẻ sơ sinh khóc đêm tuy không phải là vấn đề xa lạ nhưng dễ khiến mẹ bối rối khi không biết làm sao để bé ngủ ngoan giấc trở lại và hạn chế lặp lại tình trạng này. Nếu con bạn cũng gặp tình trạng này, hãy dành thời gian xem qua bài chia sẻ dưới đây từ Colosmom nhé.

Trong quá trình chăm sóc con, bé khóc giữa giấc ngủ buổi tối thường khiến mẹ gặp nhiều khó khăn. Vậy vì sao bé hay khóc đêm, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và làm thế nào để bé ngủ ngon giấc hơn vào ban đêm?

Tại sao việc trẻ sơ sinh khóc đêm lại cần được đặc biệt quan tâm?

Giấc ngủ có vai trò như thế nào với trẻ sơ sinh?

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh cũng như tất cả mọi người. Đây là lúc cơ thể được nghỉ ngơi để tái tạo lại năng lượng cho ngày mới.

Trong giai đoạn 3 năm đầu đời, 80% tế bào não sẽ được sản sinh và phát triển. Những tế bào này sẽ ảnh hưởng đến thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ của con. Ngủ đủ giấc không chỉ giúp bé phát triển về mặt thể chất mà còn về tinh thần, giúp việc tiếp nhận thông tin được xử lý nhanh hơn.

Trẻ sơ sinh khóc đêm

Trẻ sơ sinh nên ngủ đủ 18 đến 20 giờ mỗi ngày. Tùy vào mỗi bé mà giấc ngủ thông thường sẽ kéo dài từ 30 đến 180 phút 1 lần, thậm chí có bé có thể ngủ từ 5 đến 10 tiếng.

Chính vì thế, khi trẻ sơ sinh khóc đêm, bạn nên cố gắng nhanh chóng giúp bé ngưng khóc và trở về với giấc ngủ để ngủ đủ giấc và phát triển khỏe mạnh.

Trẻ sơ sinh khóc đêm có bình thường không?

Trẻ sơ sinh từ 0 đến 8 tuần tuổi thường dễ quấy khóc vào ban đêm khiến các mẹ lo lắng. Tuy nhiên hiện tượng này là bình thường, đây là thời điểm bé bắt đầu làm quen với môi trường xung quanh nên sẽ khá nhạy với mọi thứ.

Tình trạng quấy khóc vào ban đêm sẽ giảm dần khi con được 4 tháng tuổi. Lúc này bé đã quen với nhịp sinh hoạt hàng ngày, mẹ cũng bắt đầu quen với thời gian biểu của con nên sẽ chăm bé tốt hơn. Trẻ sơ sinh khóc đêm được xem là bình thường nếu không có những biểu hiện như ngủ hay giật mình, hoảng sợ và khóc lớn khi đang ngủ,…

Mẹ nên theo dõi tình trạng bé khóc đêm nếu bé có các biểu hiện như ngủ giật mình, khóc vào buổi tối lúc ngủ. Nếu hiện tượng này xảy ra liên tục trong thời gian dài thì mẹ không nên xem nhẹ vì ảnh hưởng không tốt đến tinh thần và sức khỏe của con.

Trẻ sơ sinh khóc đêm ảnh hưởng thế nào?

Mặc dù việc bé khóc giữa giấc ngủ là chuyện khá bình thường, nhưng nếu xảy ra liên tục sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho cả hai mẹ con.

  • Ảnh hưởng đến mẹ

Việc bé khóc đêm thường xuyên khiến mẹ lo lắng, mệt mỏi kéo dài, dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, dần dần dẫn đến trầm cảm sau sinh. Ngoài ra, việc chăm sóc con vào ban đêm cũng khiến mẹ ngủ không đủ giấc, ảnh hưởng đến việc tạo sữa cho bé và nhịp điệu sinh hoạt hằng ngày.

  • Ảnh hưởng đến bé

Khóc nhiều sẽ khiến thần kinh của bé luôn trong trạng thái căng thẳng, tạo áp lực lên sự phát triển trí não. Bé khóc nhiều trong những tháng đầu đời, khi lớn sẽ khó nhận thức tốt mọi việc trong cuộc sống lẫn học tập. Ngoài ra, khóc đêm thường xuyên còn ức chế sự phát triển của các loại hormone trong cơ thể bé.

Trẻ sơ sinh khóc đêm

Nguyên nhân cụ thể khiến bé khóc vào ban đêm

Chuyện trẻ sơ sinh khóc nhiều vào buổi đêm không hề hiếm, nhưng nhiều mẹ vẫn chưa biết được nguyên nhân. Một số lý do phổ biến cho việc này được các chuyên gia nghiên cứu và kết luận là:

  • Cấu trúc não bộ và hệ thống thần kinh chưa phát triển

Nguyên nhân khiến bé khóc đêm là do hệ thống thần kinh chưa phát triển nên chưa thể vào sâu giấc. Nếu buổi sáng bé vui chơi hoạt động nhiều, ban đêm não bộ vẫn còn trong trạng thái hưng phấn, khiến bé dễ quấy khóc hơn. Đây là điều bình thường.

Tuy nhiên, nếu tần suất khóc đêm cao thì đây có thể là những bất thường về cấu trúc não bộ. Do đó nếu thấy những bất thường ở bé, như dễ giật mình, khi thức đêm thì khóc thét kéo dài, ba mẹ nên đưa con đến bệnh viện thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt nhé.

  • Đồng hồ sinh học của bé chưa ổn định

Trẻ sau sinh chưa thể phân biệt ngày và đêm nên thường thức giấc bất chợt. Từ tháng thứ 4 trở đi, thị lực của bé mới bắt đầu phát triển và phân biệt được sáng với tối. Lúc này bé sẽ hạn chế khóc đêm hay nói cách khác là sẽ ngủ sâu hơn nếu ở trong bóng tối và thức giấc khi bắt gặp ánh sáng.

  • Môi trường ngủ không lý tưởng

Một trong các nguyên nhân trẻ sơ sinh khóc đêm đó là không có sự yên tĩnh lúc ngủ. Tiếng ồn tivi, tiếng nói chuyện hay ánh sáng của đèn khiến não bé bị kích thích. Từ đó dẫn đến tình trạng quấy khóc nhiều hơn.

Ngoài ra, việc thay đổi nơi ngủ cũng ảnh hưởng đến bé. Nếu trẻ đã quen với việc nằm nôi lúc ngủ, việc thay đổi nơi ngủ như giường hoặc chỗ ngủ mới đều sẽ khiến bé không quen và khó chìm vào giấc ngủ cũng như dễ giật mình vào khi đang ngủ hơn.

Đồng thời, phòng quá lạnh hay quá nóng lúc ngủ cũng khiến bé khó chịu khi ngủ, ngủ không sâu và dễ khóc hơn.

  • Đói bụng

Đói cũng là một trong các lý do khiến bé hay khóc vào ban đêm. Vì dạ dày trẻ em chưa thể chứa được lượng thức ăn nhiều như người lớn và bé chỉ uống sữa là chủ yếu, nên hệ tiêu hóa cũng hoạt động nhanh hơn. Do đó nếu mẹ không cho bú khi bé đói, bé sẽ không có giấc ngủ ngon và dễ quấy khóc hơn.

  • Thiếu cảm giác an toàn

Tình trạng này thường xảy ra khi bé gặp ác mộng, hoặc do bé chuyển từ ngủ với ba mẹ sang ngủ một mình.

  • Chế độ dinh dưỡng

Các cơn khóc kéo dài nhiều về đêm là dấu hiệu báo rằng bé đang suy dinh dưỡng. Lúc này khóc đêm còn kèm theo những biểu hiện như chậm mọc răng, ra mồ hôi trộm.

Nguyên nhân là vì ba mẹ chưa đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho con, dẫn đến cơ thể thiếu chất và vitamin cần thiết. Do đó đối với những ai bắt đầu làm mẹ, nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ để được tư vấn về chế độ ăn uống hay cách bổ sung dưỡng chất cho trẻ.

Trong trường hợp bé bú ít, mẹ có thể bổ sung sữa ngoài cho con để bé được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Lưu ý là mẹ hãy tìm mua sữa được kiểm định về chất lượng cũng như độ an toàn cho con.

  • Hệ tiêu hóa có vấn đề

Trong trường hợp bé khóc đêm liên tục và kèm cái triệu chứng như nôn nhiều, bú ít thì đây có thể là dấu hiệu báo rằng đường ruột của con có vấn đề. Lúc này mẹ không nên chần chờ mà hãy đưa con đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

  • Đau bụng sinh lý

Trong trường hợp mẹ chưa rõ nguyên nhân trẻ sơ sinh khóc đêm, hãy theo dõi bé có co đầu gối về hướng bụng hay không. Nếu có thì rất có thể con đang gặp phải tình trạng đau bụng sinh lý. Cơn đau này thường xuất hiện bất chợt và kéo dài từ 1 đến 2 giờ.

Tuy rằng vẫn có trường hợp bé bị đau bụng, khóc đêm nhưng vẫn phát triển bình thường, nhưng mẹ nên đưa con đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe để đảm bảo bé vẫn khỏe mạnh.

Khi bé khóc đêm, bố mẹ nên làm gì?

Những cách để bé ngưng khóc và ngủ lại

Khi bé khóc trong cữ ngủ tối, ba mẹ có thể tham khảo một số mẹo dưới đây để bé mau chóng ngủ lại:

  • Không vội dỗ bé ngay mà hãy quan sát xem bé có ngủ tiếp hay không

Việc dỗ bé có thể khiến trẻ giật mình và khó ngủ lại hơn. Trẻ sơ sinh khóc đêm khi quấy khóc chỉ là do giật mình nhẹ, bé sẽ nhanh chóng ngủ sâu ngay lập tức, nên ba mẹ không nên nôn nóng vỗ bé sớm nhé.

  • Không nên giữ ấm cho bé bằng cách đắp nhiều chăn

Cách làm này sẽ khiến bé đổ nhiều mồ hôi và cảm thấy khó chịu, khó vào giấc. Cảm nhận nhiệt độ cơ thể bé và trong phòng để điều chỉnh chăn gối, quần áo để bé thoải mái nhất có thể.

  • Đưa bé vào lại giấc ngủ bằng những cái vỗ nhẹ nhàng theo nhịp ở vùng lưng, hoặc bế ẵm đung đưa nhẹ nhàng

Những chuyển động theo nhịp giúp bé bình tĩnh hơn. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể mở một chút nhạc nhẹ, âm lượng nhỏ để bé dễ ngủ.

Cách hạn chế và chấm dứt tình trạng khóc đêm ở trẻ hiệu quả

  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ 

Tăng cường bổ sung vitamin D hay canxi để bé không suy dinh dưỡng. Vì thiếu chất cũng là nguyên nhân trẻ sơ sinh khóc đêm mà ba mẹ không nên xem nhẹ. Do đó không nên để bé ở những nơi thiếu ánh sáng mà hãy cho con phơi nắng khoảng 15 phút mỗi ngày, ở những khung cửa sổ, không nhất thiết phải trực tiếp tắm nắng.

Ngoài ra, để tránh hoặc giải quyết tình trạng bé khóc đêm, mẹ hãy lưu ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và cả bữa ăn cho bé. Sự lựa chọn an toàn được hàng triệu bà mẹ lựa chọn suốt thời gian qua chính là Sữa non Colosmom – cung cấp những dưỡng chất như IgG, HMO, FOS, DHA hỗ trợ cho sự phát triển thể chất và tinh thần của con.

Colosmom có 3 dòng sản phẩm là Yummy, Yummy Pro và Yummy Plus phù hợp với từng độ tuổi cũng như nhu cầu sử dụng của mẹ.

  • Tập cho bé phân biệt ngày và đêm

Ánh sáng ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ vì bé sẽ chưa phân biệt được ngày và đêm. Ban ngày mẹ hãy dành thời gian để chơi với bé nhiều hơn. Vào buổi tối mẹ hãy tắt đèn sớm và mở lại vào buổi sáng hôm sau. Lúc này bé sẽ quen với việc đi ngủ thông qua nhận biết sáng tối. Bên cạnh đó cũng hạn chế tạo ra tiếng ồn vì trẻ khá nhạy cảm với âm thanh.

  • Không cho bé chơi quá nhiều vào buổi sáng

Thần kinh của trẻ khá nhạy cảm. Nếu ban ngày vận động nhiều sẽ khiến não hưng phấn cao, gây ra tình trạng mất ngủ vào ban đêm. Trường hợp ba mẹ lớn tiếng, la mắng trẻ, bé sẽ dễ giật mình vào ban đêm hơn. Để tránh tình trạng này xảy ra, mẹ không nên cho bé vui chơi quá nhiều. Nếu bé khóc hãy dỗ dành nhẹ nhàng và không nên quát mắng trẻ nhé.

  • Cho bé cảm giác an toàn

Không gian ngủ quen thuộc giúp bé nhanh chóng vào giấc ngủ hơn. Nếu bé đã ngủ với bố mẹ hoặc ở nơi cố định trong thời gian dài, mẹ không nên thay đổi vì bé đã quen và cảm thấy an toàn. Nếu bắt buộc phải đổi chỗ ngủ hoặc cho bé ngủ riêng, hãy để quá trình diễn ra từ từ và quan sát phản ứng của bé đến khi mọi chuyện hoàn toàn ổn.

Nếu trẻ quấy khóc với tần suất liên tục và mẹ đã áp dụng mọi phương pháp, việc tìm gặp bác sĩ là cần thiết. Ngoài ra, nếu bé khóc nhiều vào ban đêm và có các biểu hiện như bỏ bú, đổ nhiều mồ hôi thì mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để biết chính xác tình hình và có cách điều trị kịp thời.

Trẻ sơ sinh khóc đêm tuy là vấn đề không quá phức tạp, nhưng trong một số trường hợp sẽ ảnh hưởng không tốt đến mẹ và bé. Do đó nếu con hay khóc buổi tối, mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách hạn chế tình trạng này cho con. Ba mẹ không nên chủ quan mà hãy quan tâm trẻ để bé có giấc ngủ ngon hơn vào ban đêm.

Hy vọng bài viết này đã cung cấp đầy đủ thông tin cho mẹ. Và mẹ hãy liên hệ với Colosmom để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng hay giải đáp bất kỳ thắc mắc nào nhé!

You may also like

Leave a Comment