Cai sữa cho bé là thời điểm bé chuyển từ uống sữa hoàn toàn sang uống sữa một phần kết hợp với ăn dặm. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc lúc nào là thời điểm thích hợp để cai sữa cho bé và những lưu ý cần chú ý trong giai đoạn quan trọng này, hãy đọc bài viết sau nhé.
Khi mới chào đời, nguồn dinh dưỡng chính mà bé nhận được là từ sữa mẹ hoặc sữa ngoài. Sau giai đoạn đó, bé sẽ bước vào thời điểm cai sữa để bắt đầu ăn dặm, nhận dinh dưỡng từ đa dạng nguồn hơn. Bài viết này sẽ cung cấp bạn những thông tin:
- Thời điểm tốt nhất, phù hợp nhất để cai sữa cho bé
- Cai sữa sớm liệu có ảnh hưởng đến sự gắn kết giữa mẹ và bé hay không?
- Làm thế nào để nào để cai sữa cho bé thành công?
Hiểu về cai sữa cho bé
Thời điểm khoa học để cai sữa cho bé
Thời điểm bắt đầu cai sữa diễn ra khi bé đã được 18 tháng tuổi trở lên. Lúc này ngoài tiếp tục uống sữa, bé có thể ăn dặm để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Trong một số trường hợp, độ tuổi cai sữa cho bé có thể diễn ra sớm hơn khi bé được 1 tuổi.
Bác sĩ khuyến nghị mẹ hãy cho bé bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời, bắt đầu ăn dặm sau đó và bắt đầu quá trình cai sữa.
Nếu mẹ muốn cai sữa cho bé trước khi bé được 1 tuổi, điều này cũng không gây ảnh hưởng gì đến sự phát triển của bé. Nhiều người cho rằng mẹ nên cho con bú ít nhất 1 năm hay lâu hơn tùy thuộc vào người mẹ. Tuy nhiên thực tế cho thấy không có quy định nào về thời gian cai sữa cho con. Mẹ hãy chọn thời điểm mẹ cảm thấy thoải mái nhất cho việc cai sữa hay chờ đến lúc bé muốn cai.
Các mẹ cũng nên lưu ý nếu không có lý do nào dẫn đến việc cai sữa sớm cho bé thì hãy đợi đến thời điểm thích hợp – từ 18 đến 24 tháng tuổi. Nếu vội cai sữa quá sớm, bé sẽ không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất từ sữa mẹ, dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.
Cai sữa có khiến bé thiếu chất dinh dưỡng không?
Thực tế cho thấy nếu mẹ cai sữa sớm, mẹ vẫn có thể vắt và trữ sữa cho con. Lúc này cơ thể của con vẫn đảm bảo nhận được đầy đủ dưỡng chất. Đến khi bé được 1 tuổi thì mẹ hoàn toàn yên tâm vì lúc này bé có thể hấp thụ được các loại thực phẩm có chất dinh dưỡng.
Dấu hiệu cho thấy có thể cai sữa cho bé
Dấu hiệu đầu tiên báo rằng mẹ nên cai sữa cho bé đó là khi bé đã có thể kiểm soát hoạt động đi lại hay ngồi mà không cần sự giúp đỡ của người thân. Lúc này hệ thần kinh, khả năng vận động của bé đã phát triển và có sức đề kháng trong trường hợp thiếu sữa mẹ.
Ngoài ra, mẹ có thể cho con cai sữa khi bé bắt đầu tập nói. Thời điểm này mẹ nên kết hợp việc cai sữa và ăn dặm đa dạng thức ăn. Mẹ cũng nên sử dụng thêm sữa ngoài với dung lượng 500-600ml/ngày để bé được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng nhất.
Một dấu hiệu nữa cho mẹ biết nên cai sữa cho con đó là bé bú với thời gian dài hơn bình thường, hay giật mình vào ban đêm vì đói. Khi cai sữa mẹ sẽ gặp vấn đề làm thế nào để có thể cai sữa đêm cho con vì cai sữa đêm cho bé không phải là điều dễ. Sự thay đổi trong nhịp sinh hoạt hàng ngày khiến bé quấy khóc cũng như khiến mẹ vất vả hơn.
Ngoài ra, bạn có thể cai sữa cho bé nếu…
Có nhiều nguyên nhân để mẹ đưa ra quyết định cai sữa cho bé. Thông thường mẹ sẽ đợi đến khi bé đến độ tuổi nhất định mới bắt đầu cho bé ngưng uống sữa mẹ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp mẹ nên nhanh chóng quyết định cai sữa sớm cho con.
- Quay trở lại công việc
Mẹ sẽ có 6 tháng nghỉ làm để sinh con và chăm sóc bé trong những tháng đầu đời. Khi hết thời gian nghỉ mẹ sẽ bắt đầu quay lại với công việc của mình. Nhưng nếu các mẹ đột ngột cho bé ngừng bú mẹ mà chưa dứt sữa thì việc chăm bé trong thời gian mẹ không có ở nhà sẽ khó khăn hơn nhiều. Lúc này trẻ nhỏ sẽ không bú bình mà chỉ bú mẹ vì bé đã quen với điều đó.
- Không thể trữ sữa cho con
Thông thường nếu bé bú không hết sữa các mẹ thường thực hiện vắt sữa và tích trữ cho con. Tuy nhiên không phải ai cũng vậy. Một số mẹ gặp khó khăn trong việc hút sữa bằng máy và không biết cách trữ sữa đúng khiến cho lượng sữa không thể sử dụng. Do đó đây cũng là một trong các lý do mà mẹ quyết định cai sữa cho con.
- Căng thẳng
Có thể nói nếu mẹ gặp căng thẳng hay áp lực trong cuộc sống cũng ảnh hưởng đến lượng sữa cho con bú. Vì thời gian sau sinh cuộc sống của mẹ ít nhiều cũng có sự thay đổi nên việc căng thẳng là điều thường xảy ra. Chính vì lý do đó mà một số mẹ bỉm chỉ cho con bú trong 6 tháng đầu và lựa chọn cai sữa cho con để giúp tinh thần thoải mái hơn.
- Vấn đề sức khỏe
Đầu tiên các mẹ sẽ cho bé cai sữa sớm nếu nhận thấy mình mang thai lần nữa. Mang thai sẽ làm thay đổi hormone cũng như lượng sữa cho bé bú. Một số khác vì gặp vấn đề về sức khỏe cần điều trị bằng thuốc nên quyết định cai sữa sớm cho con.
Bật mí các cách cai sữa cho bé hiệu quả
- Giảm tần suất cho bé bú
Thay vì cho bé bú mẹ, các mẹ có thể xen kẽ việc bú mẹ và bú bình để bé quen dần. Có thể nói duy trì việc cắt sữa qua từng ngày là cách để bé quen với thời điểm cai sữa mẹ.
- Thay đổi cách chăm sóc bé
Khi đến tuổi ăn dặm, mẹ có thể dành thời gian cho bé ăn nhiều hơn bú. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên cai sữa đêm để đảm bảo bé có giấc ngủ ngon hơn. Lưu ý là cho bé ăn thay thế việc bú chỉ nên áp dụng cho bé từ 1 tuổi trở lên thôi nhé các mẹ.
- Giảm chú ý của bé khi bé đòi bú
Mẹ có thể kéo dài thời gian bé đòi bú bằng cách cho bé tham gia các hoạt động. Trong giai đoạn cai sữa, để bé quen với cảm giác bú bình, mẹ có thể cho bé uống một chút sữa mẹ trước khi cho bé bú bình. Lưu ý là không nên hoãn việc cho bú mẹ nếu bé đang quá đói nhé.
- Cho bé bú bình
Giải pháp đơn giản nhất trong việc cai sữa cho con đó là cho bé bú bình. Mẹ có thể cho bé làm quen với bình sữa trong quá trình bú sữa mẹ và tăng thời gian bú bình của bé cho đến khi con có thể hoàn toàn cai sữa mẹ.
- Cho bé ngủ riêng
Thông thường bé sẽ ngủ chung với mẹ để thuận tiện cho việc bú đêm. Tuy nhiên đến thời điểm nhất định, mẹ hãy cho bé ngủ trong cũi riêng để bé dần quên cảm giác đòi bú vào ban đêm.
Một số lưu ý trong giai đoạn cai sữa cho con
Cai sữa không phải điều dễ dàng đối mẹ và bé. Do đó mẹ cũng nên lưu ý một số vấn đề để cai sữa cho bé thành công.
- Không từ chối bé bú
Thông thường các mẹ trong giai đoạn cai sữa cho con sẽ không cho con bú nếu bé đòi. Nhưng không nên làm như thế vì trẻ nhỏ thường muốn làm những gì ngược lại điều ba mẹ không thích. Do đó sự từ chối của mẹ chỉ khiến bé càng quấy khóc và đòi bú mẹ nhiều hơn.
Để giải quyết tình trạng này, mẹ vẫn tiếp tục cho bé bú và khiến bé phân tâm bằng cách sử dụng các trò chơi, đồ vật mà bé yêu thích.
- Vẫn đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho con
Cách cai sữa thành công là giúp bé không phụ thuộc nhiều vào việc bú mẹ nhưng vẫn đảm bảo cơ thể bé được hấp thụ chất dinh dưỡng.
Khi bé bú sữa mẹ, bé đã được bổ sung các chất cần thiết mà bé cần. Tuy nhiên khi thực hiện cai sữa, mẹ nên đảm bảo cơ thể con vẫn dung nạp được những dưỡng chất cần thiết. Kết hợp việc ăn dặm và uống sữa công thức xen kẽ sữa mẹ là cách để đảm bảo cho sự phát triển cơ thể của trẻ.
Chẳng hạn khi cho bé uống sữa ngoài, mẹ có thể tham khảo dòng sản phẩm sữa non Yummy từ Colosmom giúp bé tăng sức đề kháng và bổ sung các loại vitamin cần thiết cho quá trình phát triển của con. Chọn đúng sữa chất lượng sẽ giúp bé phát triển trí não, chiều cao, tăng hệ miễn dịch.
- Kiên nhẫn với con
Việc giúp bé cai sữa không phải diễn ra trong thời ngắn, do đó mẹ nên có sự kiên nhẫn mới có thể thành công trong việc giúp bé cai sữa. Nếu bé không chịu cai, mẹ hãy an ủi con để bé cảm thấy nếu không bú mẹ cũng sẽ không bị đói. Có thể đưa cho bé món đồ chơi bé thích với điều kiện bé bú hết bình sữa.
- Không quên trao đổi với bác sĩ
Dù cho mẹ cai sữa cho con vì lý do cá nhân hay bé đến tuổi cai sữa, tham khảo ý kiến bác sĩ là điều cần thiết. Những người làm mẹ lần đầu sẽ có chút bỡ ngỡ về vấn đề này, do đó bác sĩ sẽ hướng dẫn cách cai sữa như thế nào là phù hợp cũng như cách bổ sung chất dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn này.
Các bác sĩ, dược sĩ, tư vấn viên của Colosmom rất sẵn lòng lắng nghe và đưa ra những giải pháp khoa học cho mẹ trong từng giai đoạn phát triển của con.
- Chuẩn bị tinh thần thoải mái
Thời gian đầu cai sữa, bé sẽ hơi khó chịu, do đó mẹ hãy chuẩn bị tâm lý để chăm sóc bé tốt nhất. Ngoài ra, khi có ý định cho bé ngưng bú hãy nghỉ ngơi để giúp tinh thần thoải mái hơn. Lưu ý đến vấn đề nghỉ ngơi vì lúc này các hormone trong cơ thể sẽ sự thay đổi, ảnh hưởng đến cảm xúc của mẹ.
- Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân
Cai sữa cho con không chỉ đến từ phía người mẹ mà còn đến từ những người thân trong gia đình. Do đó hãy nhờ chồng hoặc người thân hỗ trợ chăm sóc trẻ để bé không quá bám mẹ. Cách làm này không chỉ khiến bé phân tâm mà còn hỗ trợ gắn kết bé với các thành viên khác. Ngoài ra, hãy nhờ người thân cho bé bú mỗi khi đói để bé không nghĩ nhiều đến việc đòi mẹ.
Với bài viết này, Colosmom mong đã có thể cung cấp cho mẹ các thông tin về việc cai sữa cho bé một cách khoa học và hiệu quả nhất. Trong giai đoạn này, mẹ đừng quên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng như bổ sung thức ăn dặm hay sữa công thức để đảm bảo con hấp thu đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể nhé!