Chắc hẳn mẹ sẽ lo lắng nếu bắt gặp tình trạng trẻ sơ sinh bị trớ ngay khi vừa bú xong đúng không nào? Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng bé bị trớ, mẹ nên làm thế nào trong những trường hợp này. Cùng xem qua bài chia sẻ này nhé!
Nguyên nhân dẫn đến việc trẻ thường nôn trớ là do hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn yếu. Tuy việc trẻ sơ sinh bị trớ sau khi bú xong phổ biến nhưng khi bé bị trớ, mẹ vẫn không nên chủ quan mà hãy theo dõi tình trạng này của con.
Trẻ sơ sinh bị trớ là gì?
Trớ là hiện tượng trào ngược dạ dày do sự hoạt động, co bóp của dạ dày và các cơn co thành bụng gây ra. Bé bị trớ có thể là do bú quá no, tạo áp lực đến sự hoạt động của hệ tiêu hóa. Nhiều mẹ sẽ nhầm lẫn bé đang bị nôn, trong khi nôn là phản xạ của hệ tiêu hóa để loại bỏ những chất có hại với cơ thể.
Trẻ sơ sinh bị trớ có bình thường không?
Thông thường tình trạng trớ ở trẻ sơ sinh là bình thường và bé sẽ hết khi hệ tiêu hóa hoàn thiện hơn. Nếu mẹ nhận thấy bé bị trớ nhưng vẫn tăng cân và các chỉ số phát triển cơ thể bình thường thì hiện tượng này không có gì quá lo lắng.
Tuy nhiên, theo dõi tình trạng trớ của con là điều mà mẹ nên quan tâm. Nếu bé bị trớ, mẹ hãy dành thời gian theo dõi bé để biết được hiện tượng trớ mà con đang gặp phải là bình thường hay do bệnh lý. Một số biểu hiện mẹ nên theo dõi đó là:
- Bé trớ nhiều lần và có dấu hiệu sụt cân
- Bé khóc liên tục và bú ít
- Miệng con bị khô vì mất nước do trớ nhiều lần
- Chất lỏng bé trớ ra có màu sắc khác lạ như màu vàng, đỏ hồng
- Sau khi trớ bé có biểu hiện khó thở, một số trường hợp bé sốt cao kèm theo co giật
Nếu bé có những biểu hiện trên, ba mẹ hãy nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt. Đây là tình trạng trớ do bệnh lý như rối loạn tiêu hóa, lồng ruột gây ra.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị trớ
Thông thường, hệ tiêu hóa của bé dưới 12 tháng tuổi đang trong giai đoạn phát triển nên khá nhạy cảm, cùng với vài nguyên nhân mang tính bẩm sinh khác.
Có nhiều nguyên nhân trẻ sơ sinh bị trớ, do đó ba mẹ nên theo dõi để chắc chắn rằng vấn đề này không nguy hiểm đến bé. Nếu không được chăm sóc đúng cách, bé rất dễ xảy ra tình trạng trớ khi ăn, đôi khi lặp lại nhiều lần.
Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị trớ có thể kể đến là:
Hệ tiêu hóa bị kích thích
Khi bú mẹ, trẻ sẽ nuốt phải một lượng bọt khí, từ đó gây ra hiện tượng no tạm thời. Lúc này nếu bé không được ợ hơi, số bọt khí trong dạ dày sẽ trào ra ngoài và tình trạng trớ sẽ xảy ra.
Tình trạng này sẽ giảm dần khi trẻ được 12 tháng tuổi do đây chỉ là hiện tượng nôn sinh lý, bất kỳ trẻ nhỏ nào cũng trải qua. Nhưng không vì điều đó mà mẹ chủ quan nhé, hãy tham khảo các cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị trớ để cải thiện vấn đề này của con.
Bú quá no
Dạ dày của trẻ mới sinh chỉ chứa khoảng 7-13ml sữa, đến 6 tháng bé sẽ hấp thụ tối đa 90ml sữa. Khi bé đủ 6 đến 12 tháng tuổi, bé có thể hấp thụ đến 250ml sữa vào cơ thể. Nếu mẹ cho con bú vượt mức bé có thể chịu được thì phản xạ tự nhiên của con lúc này sẽ là nôn trớ.
Vấn đề đường ruột
Nếu bé gặp những vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa như viêm ruột, viêm dạ dày cùng những dấu hiệu như sốt cao, đau quặn bụng và quấy khóc thường xuyên thì rất có thể bé sẽ gặp tình trạng trớ nhiều lần trong ngày.
Khi nhận thấy con có những dấu hiệu trên, mẹ hãy nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để kịp thời chẩn đoán và điều trị vì tình trạng này không thể tự khỏi tại nhà.
Khó tiêu
Đầy bụng cũng là nguyên nhân trẻ sơ sinh bị trớ nhiều lần trong ngày. Mẹ có thể nhanh chóng nhận ra tình trạng này khi thấy bụng con căng cứng, ăn ít hay thường quấy khóc. Để hạn chế điều này mẹ hãy thay đổi chế độ dinh dưỡng cho con.
Sau khi bé bú xong hãy vỗ lưng để bé có thể ợ hơi thành tiếng. Bên cạnh đó mẹ cũng nên hạn chế ăn thức ăn cay nóng hoặc trái cây có tính axit như cam, bưởi vì sẽ ảnh hưởng tuyến sữa, kích thích dạ dày bé. Mẹ hãy bổ sung thực phẩm như đu đủ, táo để tạo sữa và đảm bảo chất lượng nguồn sữa cho con nhé.
Do dị tật
Trẻ nhỏ thường có nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh như hẹp phì đại môn vị. Dị tật này sẽ khiến bé nôn trớ nhiều. Khi trẻ sơ sinh bị trớ liên tục, bé sẽ mệt mỏi và dễ mất sức hơn. Từ đó gây ra tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.
Mẹ nên chăm sóc trẻ sơ sinh bị trớ như thế nào?
Khi bé bị trớ, mẹ nên:
- Để nghiêng đầu trẻ sang một bên, nhanh chóng làm sạch chất nôn ở miệng và mũi trẻ.
- Mẹ có thể hút mũi hoặc quấn gạc vào ngón tay để thấm sạch chất nôn của con.
- Mẹ nên vỗ nhẹ lưng bé để con nôn hết chất non trong cơ thể.
- Ngoài ra, hãy lau người bé bằng nước ấm và thay quần áo khác cho con sau khi nôn trớ.
- Bên cạnh đó, theo dõi lần trớ tiếp theo của con kéo dài bao lâu và màu sắc chất nôn có gì khác lạ hay không.
Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh bị trớ
Chắc hẳn mẹ sẽ thắc mắc làm thế nào đảm bảo chất dinh dưỡng cho cơ thể con khi bé liên tục bị trớ. Hãy thử những gợi ý sau của Colosmom nhé:
Bổ sung nước hoặc Oresol
Sau khi tình trạng trớ kết thúc, hãy cho con uống nước hoặc Oresol 4-5 lần một ngày. Thời gian uống sẽ cách nhau từ 30-60 phút. Nếu bé vẫn còn nôn trớ, cho con uống 50ml nước và oresol và lặp lại sau 30-60 phút cho đến khi hết nước điện giải. Khi bé hết trớ hẳn, cho bé bú trở lại và mỗi lần bú cách 3 đến 4 giờ.
Cho bé tiếp tục bú sữa
Trẻ nôn trớ thường hay vặn mình và khó ngủ ngon giấc. Điều này không chỉ khiến bé mệt mỏi mà cho báo hiệu cho mẹ biết cơ thể con đang thiếu chất dinh dưỡng. Lúc này cho bé tiếp tục bú sữa mẹ là cách để con hấp thụ các chất cần thiết nhanh hơn. Tuy nhiên nếu sữa mẹ không nhiều, lúc này mẹ hãy cân nhắc sử dụng xen kẽ sữa ngoài và sữa mẹ.
Lưu ý là nếu chọn mua sữa ngoài, hãy chọn sản phẩm có uy tín và được chứng nhận an toàn cho con. Mẹ có thể tham khảo dòng sản phẩm Yummy Pro thuộc Colosmom – giúp nâng cao hệ miễn dịch của trẻ cũng như hỗ trợ tạo men vi sinh tốt cho cơ thể con.
- Yummy Pro – Giải pháp cung cấp dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh bị trớ
Sữa non Colosmom với dòng sản phẩm Yummy Pro có công dụng cải thiện chứng biếng ăn cho trẻ, cũng như cung cấp các chất cần thiết cho sự phát triển của con, hỗ trợ giải quyết tình trạng trớ ở bé sơ sinh. Yummy Pro có hai loại sản phẩm phù hợp với trẻ ở từng độ tuổi.
- Yummy Pro 1
Yummy Pro 1 thích hợp cho trẻ có độ tuổi từ 0-12 tháng tuổi. Nếu trẻ ở độ tuổi này gặp tình trạng nhẹ cân, suy dinh dưỡng hay hệ miễn dịch nhạy cảm thì mẹ có thể lựa chọn cho con sản phẩm này. Yummy Pro 1 không chỉ cung cấp vitamin cần thiết cho cơ thể mà còn giúp hệ miễn dịch của trẻ nhỏ khỏe hơn.
- Yummy Pro 2
Sản phẩm còn lại trong dòng sản phẩm Yummy Pro thích hợp cho bé lớn hơn, từ 1-3 tuổi. Mẹ có thể lựa chọn Yummy Pro 2 nếu hệ tiêu hóa của con yếu, trẻ biếng ăn hay đang trong tình trạng suy dinh dưỡng. Công dụng của sản phẩm này giúp tăng sức đề kháng, phát triển chiều cao, hỗ trợ tăng cân,… – những yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển thể chất và tinh thần của con.
Mẹ nên làm gì để giảm tình trạng trẻ sơ sinh bị trớ?
Để hạn chế hiện tượng trẻ sơ sinh bị trớ, mẹ nên lưu ý những điều sau:
Chia nhỏ thời lượng bú
Để hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn, thay vì cho con bú nhiều trong 1 lần, mẹ hãy chia ra nhiều cử. Mỗi lần chỉ cho bé bú một ít lượng sữa để giúp con dễ tiêu hóa hơn.
Không cho bé nằm ngay sau khi bú
Sau khi bú, bé cần có thời gian để hệ tiêu hóa làm việc. Chính vì thế, bạn không nên không xốc, cho bé nằm ngay hoặc chơi đùa với bé. Thay vào đó, hãy vỗ nhẹ lưng để trẻ có thể ợ hơi, đợi bé ợ hơi sau đó mới đặt bé nằm. Nếu mẹ làm được điều này con sẽ không bị đầy bụng và tình trạng trớ cũng sẽ được cải thiện.
Bú đúng cách
Cách bú cũng là yếu tố quan trọng dẫn đến việc bé bị trớ. Nếu mẹ cho bé bú bình chưa đúng, con sẽ nuốt phải một lượng bọt khí vào dạ dày, từ đó ảnh hưởng đến việc tiêu hóa.
Cách bú đúng đó là cho hướng bình sữa ở góc 45 độ khi con bú. Lưu ý là hãy để sữa ngập đến cổ bình nhằm tránh bọt khí vào dạ dày của con.
Cho bé ngủ đúng tư thế
Bé ngủ đúng tư thế không chỉ nhanh chóng chìm vào giấc ngủ nhanh hơn mà còn giảm nguy cơ trào ngược dạ dày. Mẹ có thể cho con ngủ cao ở góc 30 độ nhằm hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa.
Mát xa cho bé
Bên cạnh đó, mẹ hãy dành thời gian mát xa quanh vùng rốn cho con để giảm tình trạng co bóp dạ dày. Mát xa cho con còn giúp khắc phục tình trạng nhu động ruột, hạn chế chướng bụng và hiện tượng trớ ở trẻ nhỏ.
Có thể nói tình trạng trẻ sơ sinh bị trớ dường như là điều mà bất kỳ bé nào cũng gặp phải. Mẹ không nên quá lo lắng nếu bé bị trớ mà hãy bình tĩnh theo dõi tình trạng của con nhé. Tìm hiểu nguyên nhân nguyên nhân trẻ sơ sinh bị trớ giúp mẹ kịp thời có sự thay đổi trong quá trình chăm sóc con, đảm bảo bé phát triển mạnh khỏe hơn.