Đến một thời điểm nào đó, khi mẹ cảm thấy ngực bị cắn đau khi cho bé bú, hay vô tình thấy chấm trắng giữa hàng lợi của bé. Thì đây rồi, thời điểm trẻ mọc răng mà mọi đứa trẻ đều sẽ trải qua đã bắt đầu. Hãy lấy giấy viết ra nào, có rất nhiều điều bạn cần chú ý trong giai đoạn này của trẻ đấy!
Không như khi trưởng thành, trẻ mọc răng lần đầu sẽ có những phản ứng như quấy khóc, khó chịu, bỏ ăn, thậm chí ốm sốt. Vậy phải làm sao khi bé mọc răng? Chăm sóc bé thế nào trong quá trình này? Những chất dinh dưỡng nào cần bổ sung để răng bé cứng cáp? Toàn bộ thắc mắc sẽ được Colosmom giải đáp trong bài viết dưới đây.
Table of Contents
ToggleGiai đoạn trẻ mọc răng là gì?
Bao giờ là thời điểm trẻ mọc răng?
Thường thì bé sẽ nhú chiếc răng đầu tiên trong khoảng tháng thứ 6, và mọc lần lượt từng chiếc. Đến khoảng 1 tuổi, trung bình bé sẽ có 6 chiếc răng sữa. Đến 2 tuổi, 20 chiếc răng sữa sẽ mọc đầy đủ ở hàm trên và hàm dưới.
Đây chỉ là con số chung. Việc mọc bao nhiêu chiếc răng và có đủ răng hay không còn tùy thuộc vào thể trạng, tình trạng dinh dưỡng và canxi trong cơ thể bé. Những chiếc răng sữa sẽ tồn tại đến năm 6 tuổi để bắt đầu thay răng. Sau đó, răng của bé sẽ được thay hoàn toàn thành răng vĩnh viễn.
Những dấu hiệu cho thấy bé bắt đầu mọc răng
Ngoài việc thường xuyên kiểm tra lợi của bé, dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy những chiếc răng đã bắt đầu xuất hiện:
- Chảy nước dãi
Trẻ con thường chảy nước dãi, nhưng khi mọc răng, lượng nước dãi của bé sẽ tăng khá nhiều. Nguyên nhân là do răng mọc làm kích thích dây thần kinh, khiến tuyến nước bọt tiết nhiều hơn. Bé lại chưa có phản xạ nuốt nước bọt, miệng còn nông khiến nước dãi chảy nhiều ra ngoài.
Sau 1 tuổi, kết hợp với quá trình ăn dặm tập nhai nuốt, hiện tượng này sẽ giảm dần và biến mất.
- Sốt nhẹ
Đây là hiện tượng thường thấy ở trẻ mọc răng. Hệ miễn dịch thay đổi bên bé có thể bị sốt từ khi xuất hiện chiếc răng đầu tiên. Bố mẹ nên chú ý đo thân nhiệt của bé thường xuyên, áp dụng các biện pháp hạ sốt. Nếu sốt cao thì nên đưa bé đến trung tâm y tế.
Hiện tượng này xảy ra ở nhiều bé nhưng không phải bé nào cũng xuất hiện. Có những trẻ mọc răng hoàn toàn khỏe mạnh, không ốm sốt, đến mức nhú trọn răng thì bố mẹ mới “tình cờ” phát hiện nên mẹ đừng quá lo lắng nhé!
- Nổi mẩn quanh cằm, miệng
Do nước dãi chảy nhiều khiến vùng da non nớt ở cằm, miệng bị kích ứng. Bố mẹ nên chú ý vệ sinh, lót khăn cho bé để tránh nhiễm trùng.
- Nhai cắn đồ vật
Bé có xu hướng nhai, gặm cắn đồ vật, thậm chí là ti mẹ trong lúc bú. Do răng xuất hiện nên bé ngứa lợi, thích nhai đồ để giảm cơn ngứa. Bố mẹ có thể cho bé núm vú cao su, đồ chơi cao su dẻo để bé nhai. Lưu ý rửa sạch, ngâm nước sôi sát trùng mọi thứ trước khi đưa bé cho vào miệng.
- Biếng ăn, chán ăn
Mọc răng làm nước đau nhức, bé có thể bỏ ăn hoặc giảm sức ăn.
- Quấy khóc thường xuyên
Nướu khó chịu, cơ thể mệt mỏi khi xảy ra tình trạng ốm sốt nên bé quấy khóc thường xuyên. Nếu không sốt hoặc không quá đau, tình trạng này có thể sẽ không xuất hiện. Bố mẹ nên chú ý giảm đau cho bé, hạ nhiệt hoặc tìm cách để bé dễ chịu phụ thuộc vào tình hình, tránh để bé quấy khóc lâu gây mệt lả, kiệt sức.
Nên chăm sóc trẻ mọc răng thế nào?
Bé mọc răng cũng là lúc bắt đầu giai đoạn ăn dặm. Có một vài điều mẹ cần phải làm quen và lưu ý để quá trình này đỡ vất vả hơn.
Thực phẩm nên được chế biến như thế nào?
- Đồ ăn nên được chế biến mềm mại
Kết cấu của thực phẩm nên mềm, dễ ăn để tránh làm đau răng bé. Tốt nhất là ở dạng loãng, xay nhuyễn để bé có thể nuốt mà không cần nhai. Mẹ có thể trổ tài trang trí món ăn để kích thích bé ăn nhiều hơn, cho bé ăn cùng gia đình, chia nhỏ bữa, không ép bé ăn khi bé khó chịu để không làm bé sợ ăn.
- Không cho bé ăn những món ăn dính
Bạn nên để bé tránh xa những món ăn dính và dai như nho khô, mứt, kẹo mạch nha,… vì rất khó làm sạch. Tránh thức ăn có thể để lại đường bám trên răng. Tuyệt đối không được uống thức uống có ga vì sẽ làm hỏng men răng.
- Cho bé làm quen với nước ép trái cây
Khi bé được 1 tuổi, cho bé làm quen với nước ép trái cây tươi, không thêm đường, theo lượng nhỏ để bổ sung vitamin cần thiết. Dưới 1 tuổi, bé không được uống nước trái cây vì hệ tiêu hóa còn yếu, mẹ có thể cho bé bú hoặc uống sữa ngoài nhiều hơn để đủ chất. Nếu bé đau không thể bú, hãy vắt sữa và đút bé từ từ bằng thìa.
Cần chú ý đến sức khỏe hằng ngày của bé
Khi bé bị sốt nhẹ, dưới 38 độ, hoàn toàn có thể chườm hạ sốt, lau người hạ nhiệt tại nhà. Nhưng khi bé sốt trên 38,5 độ và không có dấu hiệu thuyên giảm, hãy đưa bé đến trung tâm y tế. Tuyệt đối không cho bé uống thuốc mà không qua bác sĩ kê đơn.
Vì đây là giai đoạn trẻ mọc răng, bạn nên lưu ý đến vệ sinh răng miệng của bé nữa nhé:
- Cần chăm sóc răng của bé thật kỹ, giữ vệ sinh răng miệng bằng cách rơ lưỡi, làm sạch răng bằng băng gạc mềm. Khi bé bắt đầu ăn dặm thì càng cần chú ý hơn để tránh sâu răng.
- Không nên để bé ngủ khi đang ôm bình sữa hoặc đang bú, có thể làm ảnh hưởng đến răng bé do không được vệ sinh kỹ.
- Đưa bé đến nha sĩ thường xuyên để kiểm tra.
Những chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ trong quá trình mọc răng
Trẻ mọc răng vẫn cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để răng lên đều, đẹp. Đồng thời để cơ thể vẫn có đủ năng lượng khi bé có lỡ rơi vào tình trạng biếng ăn hoặc ốm sốt do mọc răng.
Dưới đây là các nhóm chất dinh dưỡng mẹ cần bảo đảm cho bé trong quá trình mọc răng.
- Canxi: Đây là dưỡng chất thiết yếu tham gia vào việc cấu tạo xương và răng. Không cần phải bàn về tầm quan trọng của chất này trong quá trình mọc răng của bé. Mẹ nên ưu tiên bổ sung canxi vào bữa ăn hằng ngày hoặc các sản phẩm bổ sung.
- Vitamin D: Đây là chất tham gia vào quá trình tổng hợp canxi và photpho, giúp hình thành xương và răng chắc khỏe. Nhiều bé dù được bổ sung đầy đủ canxi nhưng vẫn còi xương, xương và răng yếu là do thiếu vitamin D, cơ thể không thể tổng hợp được canxi.
- Photpho: Tương tự canxi, đây cũng là chất tham gia vào quá trình phát triển hệ xương và răng của bé.
- Magie: Magie tạo ra môi trường lý tưởng để vitamin D làm việc của nó – thúc đẩy và tổng hợp canxi, photpho.
- Vitamin A: Vitamin A giúp bảo vệ hệ xương khớp, tăng cường đề kháng, làm sáng mắt,…
- Vitamin C: Giúp bảo vệ răng khỏe. Thiếu vitamin C, răng bé có thể bị yếu, dễ chảy máu chân răng, răng lung lay, sún răng, rụng răng sớm,…
Bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết cho bé qua thực phẩm nào?
Với những chất dinh dưỡng trên, dưới đây là những nhóm thực phẩm mẹ có thể ưu tiên bổ sung cho bé:
- Thịt động vật: Nguồn cung cấp photpho lý tưởng, cũng như đạm để phát triển cơ, xương.
- Hải sản (tôm, cua, cá, ghẹ,…), đậu đỗ: Cung cấp magie cần thiết cho bé.
- Các nhóm trái cây chua như cam, quýt, chanh bưởi, súp lơ, cà chua,…: Cung cấp vitamin C.
- Trứng, gan, sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại rau màu xanh đậm, các loại củ quả màu đỏ hoặc vàng: Nguồn vitamin A dồi dào.
- Rau củ quả: Chất xơ chống táo bón và cung cấp nhiều loại vitamin khác.
- Vitamin D dạng giọt: Để bảo đảm bé có đủ vitamin D, trong trường hợp thực phẩm không thể đáp ứng.
- Vitamin A bổ sung theo chương trình của Bộ y tế.
Colosmom – Cung cấp dinh dưỡng cho trẻ mọc răng
Trẻ mọc răng cần nhiều dưỡng chất để răng phát triển khỏe. Tuy nhiên, nhiều vấn đều phát sinh trong giai đoạn này như bé biếng ăn, ăn ít,… làm suy giảm lượng dinh dưỡng bé hấp thu, khiến mẹ lo lắng.
Các sản phẩm của Colosmom đều là dòng sữa non với thành phần sữa non được nhập khẩu 100% từ Mỹ, là một nguồn bổ sung dinh dưỡng an toàn cho bé ngay từ khi còn nhỏ, đặc biệt trong giai đoạn mọc răng và ăn dặm. Sữa non Colosmom chứa đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất quan trọng nhất và nhiều loại vitamin cần thiết cho bé như:
- Dưỡng chất HMO: Nuôi dưỡng lợi khuẩn, có lợi cho hệ tiêu hóa và đường ruột – nơi chưa gần 80% hệ miễn dịch của bé.
- Kháng thể IgG: Tăng cường khả năng chống nhiễm khuẩn. Trẻ càng có nhiều IgG càng khỏe mạnh và hiếu động, ít ốm vặt hoặc mắc bệnh về nhiễm khuẩn.
- Chất xơ hòa tan GOS, FOS: Chống táo bón, bảo vệ hệ thống đường ruột. Chất xơ còn kích thích hệ tiêu hóa hấp thụ thức ăn nhanh hơn, giải quyết tình trạng biếng ăn, giúp bé ăn ngon miệng hơn.
- DHA: Hỗ trợ phát triển não bộ và thị giác, xương và răng chắc khỏe ngay từ đầu.
Ngoài đầy đủ dưỡng chất, các dòng sữa non của Colosmom còn mang hương vị thanh nhẹ, tự nhiên như sữa mẹ. Điều này kích thích bé uống sữa ngay cả trong giai đoạn biếng ăn bởi vì hương vị quen thuộc sẽ khiến bé an tâm và uống đầy đủ hơn. Như vậy, mẹ không cần lo lắng bé thiếu chất dù bé ăn không đủ bữa nữa.
Nhìn chung, giai đoạn trẻ mọc răng sẽ khá vất vả với cả mẹ và bé. Nhưng chỉ cần lưu ý chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng theo những gợi ý trên, bé sẽ có hàm răng xinh và mẹ thì sẽ đỡ vất vả hơn rất nhiều. Đừng quên, khi thấy bé có biểu hiện bất thường về sức khỏe, mẹ hãy đưa bé đi kiểm tra ngay lập tức. Bạn đừng lo, giai đoạn trẻ mọc răng sẽ qua rất nhanh và dễ dàng thôi.