Home Mẹ bỉm 16 lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh mà mẹ phải biết

16 lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh mà mẹ phải biết

by tranthang
lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Có thể nói việc chuẩn bị kiến thức cần thiết để chăm sóc bé là điều rất quan trọng. Vì khi mới chào đời con rất lạ lẫm với những thứ xung quanh. Nếu con không được chăm sóc đúng cách rất dễ bị ốm đau, kém phát triển kém so với các bạn bè đồng trang lứa. Vì vậy, Colosmom khuyến nghị ba mẹ nên đặc biệt lưu ý một số điều để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất.

Bế bé sao cho đúng?

Một trong các lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh đầu tiên là kỹ năng bế trẻ. Với những ai lần đầu làm ba mẹ chắc hẳn sẽ chưa biết phải bế bé sao cho đúng tư thế, vừa không làm bé khó chịu vừa tránh mẹ bị gồng mình quá sức. Mẹ cần lưu ý, bộ phận yếu nhất và cần tập trung nâng đỡ đầu tiên của trẻ sơ sinh chính là phần đầu-cổ. Mẹ cần đặt một tay ngay phía dưới đầu bé, tay còn lại đỡ mông bé.

Đặc biệt lưu ý, trẻ mới sinh nên thóp thở còn mềm, chưa đóng hết, mẹ cần cẩn thận và tránh va chạm vào thóp thở và các điểm mềm khác trên đầu của bé. Luôn bế bé gần với ngực của mẹ nhất, vừa giúp giữ bé an toàn vừa tạo cảm giác được che chở, bảo vệ cho bé.

lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Quấn khăn cho bé yêu

Khi ba mẹ quấn khăn đúng cách sẽ giúp bé yên tâm hơn vì được bảo bọc an toàn như lúc còn trong bụng mẹ, bé sẽ nhanh chóng chìm vào giấc ngủ ngon.

Mẹ cần gấp khăn quấn thành hình viên kim cương, sau đó đặt bé lên mặt khăn. Lưu ý là quấn khăn ở phần thân và một tay sao cho khăn ở phía sau lưng bé. Tiếp theo đó gấp ngược phần dưới của tấm khăn vào phía bàn chân và cố định vào sau vai. Cuối cùng gấp nốt phần cạnh khăn còn lại và tay kia sao cho thật gọn gàng rồi nhét xuống dưới thân bé.

Giữ ấm cho bé

Việc quấn khăn cũng là một trong giữ cách giữ ấm trẻ. Bởi bé mới sinh ra có sức đề kháng yếu, nếu để trẻ bị lạnh sẽ gây ra những bệnh nghiêm trọng về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản,… Ngoài ra, mẹ bầu có thể chuẩn bị thêm mũ, bao tay, bao chân, khăn quàng cổ,… để giữ ấm cho cơ thể con. Hãy để trẻ được nằm chung với mẹ để mẹ ủ ấm cho con, đồng thời theo dõi sự thay đổi nhiệt độ cơ thể con mọi lúc.

Tuy nhiên, ba mẹ nên cần tìm hiểu một số điều nên làm khi giữ ấm cho bé. Vào mùa đông, con cần được giữ ấm cẩn thận hơn, do đó hạn chế cho bé ra khỏi phòng nếu chưa được chuẩn bị áo ấm. Ngoài ra, mẹ có thể trang bị máy sưởi để đảm bảo nhiệt độ phòng luôn ấm với con.

Vào mùa hè thì việc giữ ấm cho con vẫn rất cần thiết nhưng ở mức độ vừa phải. Nếu bạn mặc quá nhiều quần áo cho con vào thời điểm nóng bức sẽ làm con đổ mồ hôi nhiều hơn. Lúc này bé sẽ cảm thấy khó chịu và quấy khóc. Vì vậy, ba mẹ hãy luôn kiểm tra xem con có bị đổ mồ hôi không, các bộ phận như đầu, tay, chân, lưng, bụng của con có bị quá lạnh hay quá nóng để có sự điều chỉnh phù hợp nhất.

lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Xử lý khi bé bị sặc hay hóc dị vật

Khi phát hiện trẻ bị hóc dị vật mẹ cần áp dụng thao tác như sau để giúp trẻ đẩy dị vật ra khỏi đường thở: Đặt trẻ úp lên đùi, đầu bé hơi cúi xuống. Mẹ sẽ giữ bé với một tay, tay kia vỗ vào lưng bé từ 5 đến 7 cái (chỗ giữa hai xương bả vai). Hành động này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực trẻ tăng lên để tống đẩy dị vật ra ngoài.

Sau khi làm xong nếu trẻ vẫn khó thở, ba mẹ hãy đặt con nằm ngửa và dùng ngón trỏ ấn vào xương ức để đẩy dị vật ra.

Mát xa cho bé

Để mát xa cho bé, mẹ có thể làm theo cách sau: Dùng tấm khăn lớn và trải lên bề mặt rộng như giường và đặt bé lên. Mẹ bắt đầu xoa bóp cho bé từ chân đến cánh tay, sau đó là ngực là cuối cùng là phần lưng.

Dỗ bé ngủ ngon

Từ khi chào đời, sẽ có sự thay đổi lớn từ không gian tối trong bụng mẹ đến việc tiếp xúc ánh sáng, âm thanh bên ngoài nên bé chưa thể quen với những điều này ngay lập tức. Mẹ hãy giữ cho phòng thoáng mát và sáng vào buổi sáng. Buổi tối nên tắt đèn, hoặc có thể sử dụng đèn ngủ với ánh sáng nhẹ để bé phân biệt được ngày và đêm. Mẹ hãy giữ không khí yên lặng để bé dễ đi vào giấc ngủ hơn nhé.

Nguồn dinh dưỡng cho bé sơ sinh

Một trong các lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh vô cùng quan trọng mà mẹ không thể bỏ qua đó chính là nguồn dinh dưỡng của bé.

  1. Sữa mẹ là nguồn thực phẩm dồi dào nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì thế các mẹ hãy lưu ý là không cho trẻ ăn hay uống bất cứ thứ gì khác ngoài sữa mẹ. Bú mẹ hoàn toàn cho đến khi trẻ 6 tháng tuổi giúp con được hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng hơn.
  2. Nếu sữa mẹ chưa về nhiều thì vẫn nên cho bé bú cữ để bé không bị đói. Ngoài ra, cho trẻ bú mẹ cũng là cách để kích thích quá trình tiết sữa cho mẹ. Tần suất cho trẻ bú đó là 3 giờ/lần và một ngày nên cho bé bú 8 cữ nhé.
  3. Nếu mẹ thiếu sữa nuôi con, có thể cho trẻ uống thêm những dòng sữa non của Colosmom phù hợp với tuổi để tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất cho cơ thể.
  4. Theo dõi cân nặng hàng tháng theo biểu đồ tăng trưởng.

Mẹ cũng nên lưu ý là không ép trẻ bú một lúc quá nhiều. Sau khi trẻ bú no, mẹ nên hỗ trợ trẻ ợ hơi, để tránh trường hợp bé bị đầy bụng.

Các tư thế cho bé bú

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng dồi dào cho trẻ sơ sinh. Vì thế, việc chuẩn bị tìm hiểu kỹ năng và tư thế cho bú sao cho đúng là điều cần thiết, khi bé được thoải mái bú no sữa thì mẹ cũng sẽ có thời gian tranh thủ nghỉ ngơi nhiều hơn.

Giúp bé ợ hơi

Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, bé rất dễ bị đầy bụng sau khi ăn bú. Vì vậy, mẹ hãy bế bé vác trên vai, người bé áp vào ngực mẹ, cằm bé dựa vào vai mẹ. Mẹ nên giữ đầu và cổ bé ngả vào vai, sau đó thực hiện thao tác vỗ lưng giúp bé ợ hơi, thải ra hết khí thừa trong dạ dày để bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Cách tắm cho bé

Một trong những điều quan trọng khi tắm cho trẻ sơ sinh vừa chào đời trong tuần đầu tiên đó là sử dụng xà phòng không có chất kích ứng, mát xa nhẹ nhàng cho bé trong lúc tắm. Sau khi bé rụng rốn và rốn hoàn toàn khô ráo thì mẹ hãy cho bé tắm trong chậu hoặc bồn tắm. Trước khi tắm cho bé, mẹ nên kiểm tra nhiệt độ nước đã đủ ấm hay chưa, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng để tắm cho bé, và tuyệt đối không để bé một mình trong chậu tắm.

Ngoài ra mẹ cũng cần lưu ý là da trẻ sơ khá mỏng, dễ bị tổn thương, hăm, đỏ. Vì vậy không để da trẻ tiếp xúc lâu với tã ẩm ướt. Dành thời gian kiểm tra và thay tã thường xuyên cho trẻ để kiểm tra bé bị hăm tã hay không. Khi trẻ bị hăm cần bôi thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thay bỉm/tã cho bé

Khi bé chưa rụng rốn, mẹ không nên để tã chạm vào hoặc đè lên cuống rốn của bé. Khi vệ sinh cho bé, mẹ cần lau sạch từ trước ra đến phía sau, đặc biệt là bé gái để tránh nhiễm khuẩn vào vùng kín của bé.

Nếu thấy bé có dấu hiệu bị hăm da, tấy đỏ cần tháo bỏ bỉm, tã, bôi kem chống hăm cho đến khi bé khỏi hẳn thì mới tiếp tục dùng tã, bỉm.

Chăm sóc rốn cho bé

Vệ sinh rốn cho trẻ hàng ngày đến khi rốn rụng và khô bằng cồn 70° và bông vô khuẩn, không nên bôi các loại thuốc mỡ hay thuốc bột gì vào rốn trẻ nếu chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Cần đưa trẻ đến khám khi có một trong các triệu chứng sau:

  1. Rốn có mùi hôi hoặc rỉ nước vàng hoặc rỉ máu.
  2. Da quanh rốn có hiện tượng sưng tấy đỏ.
  3. Rốn chậm rụng sau 3 tuần.

Chăm sóc miệng

Một lưu ý nữa khi chăm sóc con mà mẹ nên biết đó là dành thời gian vệ sinh miệng cho bé thường xuyên bằng nước đun sôi để nguội hoặc nước muối sinh lý.

Theo dõi hô hấp/nhịp thở của bé

Trẻ sơ sinh có nhịp thở bình thường 40-60l/phút, trẻ thở đều, nếu thấy trẻ thở nhanh hơn 60l/p hoặc thở chậm hơn 40l/phút, hoặc thở không đều, khò khè hoặc co kéo lồng ngực là bất thường.

Cấu tạo đường thở của trẻ sơ sinh rất mềm và khí quản hẹp nên chú ý đến tư thế bế và đặt trẻ nằm sao cho đường thở không bị gập hoặc ngửa quá. Mẹ có thể kê gối dưới vai, giữ cổ trẻ và kiểm tra nhịp thở của con có nhẹ nhàng, đều đặn hay không.

Trẻ sinh non thường có những cơn ngừng thở dưới 15 giây. Lúc này mẹ nên kích thích cho bé thở bằng cách sử dụng phương pháp da kề da. Nếu bé ngừng thở nhiều hơn 15 giây và xuất hiệu tình trạng tím tái hay thời gian ngừng thở liên tục, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để tìm gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Mẹ cũng nên lưu ý nếu trẻ bị ngạt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi cần nhỏ mũi cho trẻ nhiều lần trong ngày bằng nước muối sinh lý ấm. Trong trường hợp bé ho nhiều hay thở khò khè, mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.

Theo dõi màu da của bé

Quan sát màu sắc da của trẻ có hồng hào, môi và đầu chi có hồng hay không. Nếu nhận thấy da trẻ tái, nhợt hoặc tím mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Theo dõi thân nhiệt của trẻ

Nhiệt độ bình thường của trẻ sẽ dao động từ 36,5°C đến 37,2°C. Nhiệt độ thân nhiệt của trẻ có thể hạ đột ngột vào mùa hè, đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm phổi. Do đó mẹ nên cho trẻ nằm phòng thoáng, nhiệt độ phòng cần đảm bảo đủ ánh sáng. Không quấn trẻ quá kỹ vì dễ làm trẻ sốt, viêm da, viêm phổi…

Nếu nhiệt độ cao hơn 37,5 mẹ nên cho trẻ nằm phòng thoáng, dùng khăn ấm chườm vào trán cho con. Lưu ý là hạn chế cho con mặc nhiều quần áo vì lúc này bé cần sự thoáng mát nhất có thể.

Nếu bạn có bất kỳ băn khoăn nào về các lưu ý khi chăm sóc bé sơ sinh và nuôi dạy bé, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể nhé. Hy vọng những thông trên từ Colosmom đã phần nào giúp mẹ biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh, cũng như cách xử lý nếu có bất kỳ vấn đề nào với con.

You may also like

Leave a Comment