-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Cách chăm sóc khi trẻ bị sốt cha mẹ nào cũng cần biết.
Ngày đăng: 31/12/2021
Bí quyết chăm con sốt cha mẹ nào cũng nên biết.
Chắc hẳn bậc làm cha làm mẹ không thể giấu được sự lo lắng khi thấy con em mình bị ốm, sốt. Thực tế, hiện tượng này thường xảy ra với các em bé nhỏ tuổi, vì vậy, bạn không cần quá lo lắng. Để giúp tình trạng sức khỏe của con mau chóng cải thiện, bạn có thể tham khảo 3 cách chăm sóc khi bé bị sốt dưới đây.
1. Thân nhiệt khi trẻ sốt
Bình thường thân nhiệt của đa số mọi người thường không ổn định và dao động nhẹ trong ngày: Hơi thấp vào buổi sáng và cao hơn vào chiều tối. Nhiệt độ cơ thể sẽ thay đổi khi trẻ chạy, nhảy, đùa nghịch, hoặc tập thể dục. Sốt là tình trạng thân nhiệt cao hơn 1oC so với nhiệt độ bình thường của cơ thể. Cụ thể khi sốt, nhiệt độ > 38°C khi đo ở hậu môn hoặc miệng, > 37,5 °C khi đo ở nách. Trẻ em rất hay bị sốt nhưng không phải tất cả sốt là nguy hiểm, là bệnh nặng. Đôi khi đó là một dấu hiệu tốt, khi đó là cách cơ thể chống lại sự nhiễm trùng.
Sốt không phải là bệnh mà chỉ là một triệu chứng của nhiều nguyên nhân nhưng phần lớn là nhiễm trùng (vi trùng, siêu vi trùng, ký sinh trùng). Cũng có khi sốt do mắc bệnh ác tính, bệnh hệ thống hoặc sốt do thuốc, sau chích ngừa vaccine, mọc răng hay không rõ nguyên nhân. Nhiệt độ khi sốt cao hay thấp không phụ thuộc vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Có khi sốt cao nhưng không phải bệnh quá nặng. Ngược lại có trẻ không sốt, hoặc thậm chí còn bị hạ thân nhiệt bất thường (đặc biệt là trẻ sơ sinh) lại tiềm ẩn bệnh nặng. Sốt cao khi nhiệt độ ≥ 39°C. Khi sốt > 41°C, cơ thể có nguy cơ co giật và tổn thương não. Sốt thường đi kèm với một vài dấu hiệu khác nhưng có khi chỉ có sốt đơn thuần.
2. Xử trí khi trẻ bị sốt
Cách lau mát.
Khi trẻ bị sốt nhẹ hoặc sốt cao có phối hợp với dùng thuốc hạ sốt thì có thể lau mát để hạ thân nhiệt cho trẻ. Lau mát rất có hiệu quả nếu lau đúng cách. Không phải lau mát là dùng nước mát hay nước lạnh để lau cho trẻ mà cha mẹ cần dùng nước ấm.
Cách 1: Lau bằng khăn. Pha nước ấm như nước tắm trong chậu, lấy 5 khăn nhúng nước, vắt nhẹ (không nên vắt kiệt nước) để 4 khăn vào 2 hõm nách và 2 bẹn, 1 khăn lau toàn thân. Di chuyển và thay khăn nhúng nước liên tục cho đến khi nhiệt độ giảm. Lưu ý không dùng cách này khi đang ở trong môi trường lạnh. Vì lạnh làm nước trong khăn nguội rất nhanh, sẽ làm trẻ khó chịu và nước lạnh sẽ làm co mạch máu gây giữ nhiệt trong cơ thể.
Cách 2: Tắm nước ấm là cách tốt hơn. Cho trẻ bị sốt ngồi trong chậu nước ấm và dội nước ấm khắp người (kể cả đầu cũng được). Sau 5-7 phút, lau khô liền và mặc quần áo mỏng, thoáng. Đồng thời cần quan sát và theo dõi trẻ xem có biểu hiện gì khác kèm theo không?
Cần quan sát trẻ bị sốt :
- Tinh thần có vui tươi, chơi đùa không?
- Ăn uống, nôn ói, tiêu tiểu thế nào?
- Có ho, thở nhanh, thở khó, thở bất thường không?
- Có giảm sốt khi uống thuốc hạ sốt không?
- Có đau hoặc bất cứ dấu hiệu bất thường nào không?
- Có thể theo dõi và hạ sốt tại nhà nếu trẻ vẫn tươi tỉnh, chơi ngoan, sắc da hồng hào, ăn uống bình thường, hết sốt trong vòng 2 ngày và không có dấu hiệu gì khác.
Khi bé bị sốt nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao hơn so với bình thường, nếu bạn đo nhiệt độ ở nách thì chúng từ 37,5 độ C trở lên. Tùy từng trường hợp, trẻ có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao, trong đó bạn nên theo dõi sát sao nếu thân nhiệt của con cao hơn 38,5 độ C.
Nhìn chung, hiện tượng sốt xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, trong đó một số bệnh lý gây tình trạng trên đó là: viêm màng não, viêm não, sốt phát ban, viêm đường hô hấp,... Hiện tượng sốt cũng có thể xuất hiện khi cơ thể bị nhiễm virus, 1 số virus có thể hay gặp gây bệnh cảm cúm, sốt xuất huyết, tay chân miệng,…
Bên cạnh việc thân nhiệt tăng cao, em bé thường tỏ ra khá mệt mỏi, uể oải và không chơi đùa như bình thường. Thay vào đó, con quấy khóc nhiều hơn, biếng ăn, ăn uống kém ngon miệng. Thông thường sau khi bị ốm, cha mẹ sẽ thấy con trẻ gầy đi trông thấy.
Trong khoảng thời gian bị sốt, da dẻ của bé trông khá nhợt nhạt, thậm chí nhiều em bị khó thở, nôn mửa liên tục,… Cha mẹ hãy theo dõi thật cẩn thận và cho bé đi kiểm tra sớm, tránh những rủi ro xấu có thể xảy ra.
Như đã phân tích ở trên, nếu hiện tượng bé bị sốt không được quan tâm điều trị đúng cách, bệnh tình sẽ trở nên tồi tệ hơn, gây suy giảm sức khỏe của bé. Thông thường, cha mẹ có thể tự chăm sóc bé tại nhà, hãy tham khảo 3 bí quyết giúp bé mau chóng bình phục dưới đây nhé!
1. Bổ sung nhiều nước
Khi bị sốt, cơ thể của bé mất rất nhiều nước, vì vậy bạn nên quan tâm bổ sung đầy đủ nước để con mau chóng hồi phục sức khỏe. Cụ thể, nước ép, trà thảo mộc hoặc sản phẩm chứa chất điện giải cực kỳ thích hợp để sử dụng khi con trẻ bị ốm, sốt.
Trong khoảng thời gian này, khả năng ăn uống của con khá kém, các bậc phụ huynh nên nghiên cứu làm các món ăn loãng để bé dễ nuốt hơn. Trong đó, các loại cháo loãng, súp vừa bổ sung dinh dưỡng, vừa giúp bé ăn uống ngon miệng hơn.
2. Mặc quần áo thoải mái
Một trong những kiến thức cơ bản bạn cần nắm được khi chăm sóc bé bị sốt đó là cho con mặc trang phục rộng rãi, thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt. Điều này góp phần hạ nhiệt độ cơ thể, giúp bé mau chóng hạ sốt.
Tốt nhất, chúng ta không nên để các bé mặc quá ấm, quá nhiều quần áo, đây thực sự là quan niệm sai lầm. Thực tế, việc này khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, trẻ có thể bị sốt cao hơn.
3. Sử dụng thuốc đủ liều lượng
Việc sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ khá nhạy cảm, nếu không biết cách dùng, thuốc sẽ không phát huy tối đa tác dụng mà có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Trước khi cho con uống thuốc, các bậc phụ huynh nên hỏi ý kiến bác sĩ để dùng liều lượng thuốc phù hợp nhất, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị.
Ngoài những bí quyết trên, bạn cũng nên dành thời gian để con được nghỉ ngơi thư giãn, tình trạng sốt sẽ được cải thiện nhanh chóng.
Những điều bạn cần lưu ý khi chăm sóc bé bị sốt
- Lựa chọn thuốc cho bé là điều cực kỳ quan trọng, cha mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ, đặc biệt là dùng thuốc aspirin. Dược phẩm này không thực sự tốt cho việc điều trị tình trạng bé bị sốt.
- Nếu như tình trạng của con không có dấu hiệu thuyên giảm, sốt cao trên 39 độ, sốt kéo dài hơn 72h, bé rơi vào trạng thái li bì, mê man và có dấu hiệu co giật, bạn hãy nhanh chóng cho trẻ tới các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Như vậy, chúng ta nên có những hiểu biết cơ bản để chăm sóc trẻ thật tốt, mau chóng bình phục. Hy vọng rằng 3 bí quyết kể trên sẽ là trợ thủ đắc lực giúp cha mẹ xử lý hiện tượng bé bị sốt nhanh chóng. Đối với những trường hợp bệnh nặng, bạn cần đưa con tới bác sĩ để điều trị.