-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Colosmom Yummy - Sữa dành cho trẻ táo bón
Ngày đăng: 10/05/2022
Táo bón là vấn đề phổ biến ở trẻ mọi lứa tuổi. Trẻ bị táo bón có thể đi ngoài ít hơn bình thường, hoặc gặp một số tình trạng khó chịu. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về dấu hiệu cũng như cách khắc phục táo bón ở trẻ nhỏ qua bài viết dưới đây nhé!
Trẻ đại tiện như thế nào là bình thường?
Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tần xuất đi ngoài phụ thuộc vào độ tuổi và thực phẩm trẻ ăn hàng ngày.
- Trẻ sơ sinh: Trong tuần đầu tiên, trẻ đi ngoài từ 3-5 lần mỗi ngày. Phân mềm hoặc lỏng hoa cà hoa cải. Trẻ bú mẹ đi ngoài nhiều hơn trẻ bú sữa công thức.
- Trong ba tháng đầu đời, trẻ bú mẹ có khoảng 3 lần đi ngoài phân mềm mỗi ngày. Trẻ bú sữa công thức đi ngoài từ 1-2 lần mỗi ngày, tính chất phân rắn hơn so với phân trẻ bú mẹ.
- Đến hai tuổi, trẻ sẽ đi ngoài 1-2 lần mỗi ngày. Phân thành khuôn chắc nhưng không cứng.
- Đến bốn tuổi, thông thường trẻ sẽ đi ngoài 1 lần mỗi ngày.
Dấu hiệu táo bón ở trẻ
Theo Đồng thuận Paris về thuật ngữ táo bón ở trẻ em (PACCT), táo bón là khi trẻ có ít nhất từ 2 trong số các triệu chứng sau:
- Đại tiện ít hơn 3 lần mỗi tuần
- Đại tiện không tự chủ (hiện tượng són phân) nhiều hơn 1 lần mỗi tuần
- Kích thước phân lớn làm tắc nghẽn bồn cầu
- Sờ thấy khối phân ở bụng hoặc trực tràng
- Có hành vi đi ngoài không hết phân
- Đau và căng thẳng mỗi khi đại tiện
Ngoài ra, một số dấu hiệu khác cũng cảnh bảo tình trạng táo bón ở trẻ như:
- Sợ đi đại tiện, sợ phải ngồi bô hoặc bồn cầu
- Chán ăn, đau bụng, chướng bụng
- Phân khô, cứng, tạo thành các cục nhỏ
- Không có cảm giác mót đại tiện
- Phân có thể lẫn máu
- Ở trẻ sơ sinh có thể biểu hiện bằng hành động: cong lưng, căng cứng mông, khóc lóc, rặn đỏ mặt…
Ảnh hưởng của táo bón tới sức khỏe trẻ
Táo bón ở trẻ ảnh hưởng xấu tới phát triển sức khỏe thể chất và tâm lý của trẻ:
- Táo bón gây rối loạn tiêu hóa. Trẻ bị táo bón thường chán ăn, giảm hấp thu các chất dinh dưỡng. Tình trạng kéo dài trẻ có thể suy dinh dưỡng, nhẹ cân, chậm phát triển, mệt mỏi, mất tập trung.
- Táo bón khiến các chất cặn bã của quá trình tiêu hóa không được thải ra ngoài. Độc tố do tích tụ vi trùng sinh ra vào máu, gây nhiễm độc thần kinh, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
- Khối phân lớn, khô, rắn trong táo bón ở trẻ có thể gây tổn thương niêm mạc trực tràng, rách kẽ hậu môn, chảy máu khi đại tiện. Nếu tình trạng không được khắc phục, trẻ có nguy cơ thiếu máu.
- Do đại tiện khó, trẻ thường phải rặn, gắng sức để đẩy phân ra ngoài. Đây là nguyên nhân gây bệnh trĩ ở trẻ nhỏ. Trẻ đau đớn, chảy máu, viêm nhiễm nếu tình trạng kéo dài.
- Tắc ruột do khối phân rắn ứ đọng trong đại trực tràng. Biểu hiện của tắc ruột là đau bụng từng cơn liên tục, bụng chướng, không đánh hơi hoặc đại tiện được. Có thể có sốt.
- Cảm giác sợ hãi khi đại tiện. Mệt mỏi chán ăn do chướng bụng, ăn không tiêu. Trẻ quấy khóc, ngủ kém. Tất cả tạo thành vòng luẩn quẩn khiến tình trạng táo bón ở trẻ nặng thêm và sức khỏe tâm lý suy giảm.
Cần làm gì khi gặp tình trạng táo bón ở trẻ?
Khi trẻ gặp tình trạng táo bón, cha mẹ không nên quá lo lắng. Hãy xem lại tần suất bú và lượng sữa trẻ bú trong ngày. Kiểm tra tình trạng sức khỏe xem trẻ có khó chịu như mọc răng, sốt hoặc yếu tố khách quan nào khác khiến trẻ căng thẳng hay không. Một số biện pháp cha mẹ có thể áp dụng cho trẻ:
Thay đổi chế độ ăn
- Thay đổi chế độ ăn áp dụng với những trẻ có dặm thêm sữa công thức, hoặc đã làm quen với các thức ăn khác ngoài sữa mẹ.
- Bổ sung thêm chất lỏng như nước sau khi bú sữa công thức, sau các bữa ăn dặm. Hoặc nước hoa quả trong các bữa phụ.
- Bổ sung thêm chất xơ trong rau xanh, các loại quả đậu…
Vận động, massage kích thích nhu động ruột giúp giảm táo bón ở trẻ bú mẹ
Trẻ sơ sinh chưa biết trườn, bò hay đi, cha mẹ có thể hỗ trợ trẻ vận động bằng cách để trẻ nằm ngửa, nhẹ nhàng di chuyển hai chân của trẻ như đang đạp xe.
Massage kích thích tiêu hóa cho trẻ bằng cách:
- Sử dụng các đầu ngón tay để tạo chuyển động tròn quan rốn theo chiều kim đồng hồ
- Nhẹ nhàng uốn cong đầu gối của bé và đẩy bàn chân về phía bụng
- Quét lòng bàn tay mở từ đầu lồng ngực của em bé xuống bụng
Tắm nước ấm cũng giúp thư giãn và cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ bú mẹ.
Xử lý các vấn đề sức khỏe là nguyên nhân gây táo bón
Giúp trẻ giải quyết các tình trạng khó chịu như mọc răng, ốm, sốt. Hay ôm ấp, vỗ về trấn an trẻ trước những căng thẳng trẻ phải trải qua sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ.
Đổi sữa phù hợp cho trẻ
Nếu trẻ bú sữa công thức bị táo bón, cha mẹ có thể cân nhắc lựa chọn đổi sữa Colosmom Yummy cho con. Colosmom Yummy được biết đến là một sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho trẻ biếng ăn, chậm tăng cân và tiêu hóa kém.
Để giúp con thoát khỏi nỗi sợ đi cầu, Colosmom Yummy được nghiên cứu, bổ sung thêm các thành phần dinh dưỡng quan trọng. Trước hết phải kể đến Prebiotics - chất xơ hòa tan FOS (Frusto oligosaccharid) giúp kích thích miễn dịch đường tiêu hóa, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, nhờ vậy giúp giảm táo bón hiệu quả ở trẻ.
Cùng với đó, tinh chất men bia có trong Colosmom Yummy có tác dụng kích thích phát triển hệ vi khuẩn có lợi ở đường ruột. Tinh chất men bia với sự phong phú của các vitamin, acid amin, chất khoáng giúp con kích thích ăn ngon, tăng chuyển hóa, tăng cường sức khỏe, tăng cân tự nhiên. Sản phẩm rất tốt cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi.
Ngoài ra, Colosmom Yummy còn bổ sung thêm Lysine, Taurine nhằm kích thích gai vị giác, con ăn ngon miệng hơn, cải thiện tình trạng biếng ăn, tăng cường sức đề kháng để con tăng cân cao khỏe, phát triển toàn diện.
Chỉ với 2-3 ly sữa non Colosmom Yummy mỗi ngày, Colosmom Yummy sẽ giúp trẻ tăng cường tiêu hóa - hấp thu, giảm táo bón đồng thời kích thích ngon miệng, con tăng cân một cách tự nhiên.
COLOSMOM YUMMY: Mẹ Sành Điệu, Con Khỏe Mạnh & Thông Minh
Hotline: 0966.99.7675
Website: https://colosmom.vn.
Shopee: Shopee.vn/colosmomyummy
hoặc Shopee.vn/colosmomyummy6868
Youtube:https://www.youtube.com/watch?v=3dIdlbndDQo